Hoa Kỳ và Trung Quốc đã áp đặt thuế quan lên hàng hóa trị giá hàng tỷ đôla của nhau, ngoài việc xuất khẩu sang Mỹ giảm, mất đi 3 triệu việc làm, hiện đồng nhân tệ đang đối mặt với sự mất giá kéo dài
Xuất khẩu của Trung Quốc bất ngờ giảm trong tháng 8 khi các chuyến hàng đến Mỹ chậm lại, làm tăng thêm lo ngại về ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại giữa hai nước.
Mặcdù, Trung Quốc đưa ra nhiều biện pháp hỗ trợ như cắt giảm một số lãi suất cho vay chính, lần đầu tiên trong bốn nămnhằm tránh nguy cơ suy thoái kinh tế nhưngvẫn không thể tránh được hậu quả trực tiếp từ cuộc chiến.
Xuất khẩu tháng 8 từ nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã giảm 1% so với một năm trước đó, mức giảm lớn nhất kể từ tháng 6, khi giảm 1,3%.
Riêng xuất khẩu tháng 8 sang Mỹ của Trung Quốc đã giảm 16% so với cùng kỳ năm ngoái, chậm lại từ mức giảm 6,5% trong tháng Bảy. Trong khi đó, nhập khẩu từ Mỹ sụt giảm 22,4%
Cuộc chiến thương mại kéo dài một năm giữa Mỹ và Trung Quốc leo thang trong tháng 8, với việc Washington công bố áp 15% trên một loạt các mặt hàng Trung Quốc từ tháng Chín.
Phản công bằng cách áp thuế lại, và để đồng tiền nhân dân tệ của họ giảm giá.
Để bù đắp một số áp lực thuế quan, Ngân hàng trung ương Trung Quốc đã cắt giảm yêu cầu dự trữ của các ngân hàng lần thứ bảy kể từ đầu năm 2018 để có thêm tiền cho vay.
Giới phân tích kỳ vọng rằng một đồng nhân dân tệ giảm sẽ cân bằng một số áp lực chi phí.
Trung Quốc lần đầu tiên để cho đồng nhân dân tệ vượt qua mức 7 đô la trong tháng 8 kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Điều đó khiến Washington gọi Bắc Kinh là "kẻ thao túng tiền tệ".
"Xuất khẩu vẫn còn yếu ngay cả khi đối mặt với sự mất giá đáng kể của đồng nhân dân tệ, cho thấy nhu cầu yếu ớt là nguyên nhân quan trọng nhất ảnh hưởng đến xuất khẩu trong năm nay", Zhang Yi, chuyên gia kinh tế tại Zhong Hai Sheng Rong Capital Management cho biết.
Phát ngôn của Tổng thống Trump tại Hội nghị thượng đỉnh G7 gần đây cho biết:
"Trung Quốc đã bị ảnh hưởng nặng nề trong những tháng qua"
"Họ đã bị mất ba triệu việc làm và sắp tới đây sẽ còn mất nhiều hơn nữa."
Đây không phải là lần đầu ông Trump muốn khẳng định thiệt hại mà Trung Quốc phải gánh chịu khi bước vào cuộc chiến với Mỹ, trước đó ông Trump cũng từng nói rằng:"Họ đã mất hai triệu rưỡi việc làm trong một khoảng thời gian rất ngắn".
Trước hết, chúng ta hãy nhìn vào nơi mà Tổng thống Trump lấy ra con số này.
Văn phòng báo chí Nhà Trắng đã trả lời câu hỏi của chúng tôi bằng cách gửi đường dẫn đến một bài báo do tờ South China Morning Post, có trụ sở tại Hong Kong, đăng vào tháng 7.
Bài viết này trích dẫn một bản tường trình từ một ngân hàng đầu tư Trung Quốc, China International Capital Corp (CICC), ước tính rằng thiệt hại việc làm liên quan đến cuộc chiến thương mại trong lĩnh vực sản xuất lên tới 1,9 triệu trong khoảng thời gian từ tháng 7/2018 đến tháng 5/2019
Liệu CICC đã đánh giá đúng tình trạng việc làm ở Trung Quốc?
Sự thật cho thấy rằng Trung Quốccũngkhông có dữ liệu chính thức nào về tổn thất việc làm do chiến tranh thương mại Mỹ-Trung gây ra, nhưng các cuộc điều tra kinh tế được thực hiện bởi hai ngân hàng Trung Quốc cho thấy cuộc chiến thương mại đã ảnh hưởng từ 1,2 đến 1,9 triệu việc làm trong lĩnh vực công nghiệp.
Trong khi việc áp thuế đã tác động đến mức sản xuất của Trung Quốc, còn có những lý do khác khiến công việc bị amất đi.
"Có thể biết được sự suy giảm công việc là đến đâu nhưng vấn đề là - nguyên nhân là gì?" Mary Lovely thuộc Viện kinh tế quốc tế Peterson, một viện nghiên cứu có trụ sở tại Hoa Kỳ cho biết.
"Rất khó để thiết lập hệ nhân quả cho tình trạng giảm công ăn việc làm," Mary Lovely nói.
Mất việc làm trong ngành sản xuất đã một phần trở thành xu hướng dài hạn tại Trung Quốc khi nước này hướng tới một nền kinh tế dựa trên dịch vụ nhiều hơn, với việc tạo ra việc làm trong các ngành tài chính và công nghệ, và quá trình chuyển đổi này bắt đầu ngay cả trước khi cuộc chiến thương mại bắt đầu.
Vì vậy, tổn thất trong lĩnh vực công nghiệp cần phải được cân bằng với lợi nhuận ở những nơi khác trên toàn nền kinh tế.
Lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc cũng phải đối mặt với áp lực từ các nước trong vùng có giá lao động rẻ hơn.
Chính phủ Trung Quốc cũng đã có một nỗ lực đặc biệt để tăng việc làm ở những khu vực thành thị.
"Các dịch vụ Đô thị đã thu hút phần lớn lao động từ các nhà máy bị đóng cửa," Dan Wang, nhà phân tích kinh tế Trung Quốc tại Đơn vị Tình báo Kinh tế ở Bắc Kinh cho biết.
Cũng có sự di cư ngược từ các tỉnh ven biển trở về quê nhà của công nhân như An Huy, Tứ Xuyên và Hà Nam, nơi các ngành công nghiệp địa phương đang phát triển.
Tổng lực lượng lao động của Trung Quốc năm 2018 là 788 triệu, theo Ngân hàng Thế giới.
Vì vậy, việc mất mát hai triệu việc làm trong lĩnh vực sản xuất trong năm qua sẽ chỉ chiếm 0,25% tổng lực lao động.
Thất nghiệp chung của cả nước năm 2018 - theo thống kê chính thức của chính phủ Trung Quốc - là 3,8%, mức thấp nhất kể từ 2002.
Nhưng sự can thiệp của Tổng thống Trump đến vào thời điểm giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc đang chú ý hơn đến thị trường việc làm - một dấu hiệu chính về hoạt động của Đảng.
Vào tháng 7, cơ quan có thẩm quyền quyết định hàng đầu, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, cho biết họ đã đặt việc làm là một trong những ưu tiên hàng đầu.
Nguồn: BBC TiếngViệt