top

Dịch bệnh "cái chết đen" co bắt nguồn từ Trung Quốc

Thứ 2, 25-11-2019 | 18:33:50 banbientap1
Ngày nay, nhiều người nghĩ rằng, dịch hạch chỉ còn tồn tại trong sách lịch sử. Đó là một biểu tượng đen tối thời Trung cổ, trước khi các bác sĩ biết đến sự tồn tại của virus, vi khuẩn. Những người bị mắc dịch bệnh này trước tiên, họ sẽ cảm thấy đau toàn thân rồi thấy hạch nổi lên, ho ra máu, cuối cùng, nhiều người tử vong.

Nhân viên một trung tâm phòng chống dịch bệnh Trung Quốc mặc đồ bảo hộ trước khi bước vào
 phòng thí nghiệm giám sát dịch hạch ở tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc) hôm 28/8/2019. Ảnh: VCG


Đó từng là cách miêu tả về đại dịch “Cái chết đen", trong thế kỷ 14 dịch hạch bắt đầu tràn qua châu Âu, giết chết tới 60% dân số châu lục này, đây được coi là trong một trong những đại dịch tồi tệ nhất lịch sử loài người, CNN đăng bài ngày 24/11. 
Vừa qua có 3 người ở Trung Quốc mắc hai thể bệnh dịch hạch khác nhau trong tháng này. Việc này chứng minh rằng, dịch hạch không còn là một vấn đề nghiêm trọng như xưa nhưng không phải là không xuất hiện ở thời điểm hiện tại.



Dịch hạch tấn công thành phố Florence của Ý hồi thế kỷ 14. Tranh: Giovanni Boccaccio.
 

Truy tìm nguồn gốc dịch bệnh và cách lan truyền của nó

Trong 2.000 năm qua thì chúng ta phải đối mặt 3 đợt bùng phát dịch hạch trên diện rộng trong quá khứ và điều này khiến gần 200 triệu người tử vong.

Đại dịch lần thứ nhất diễn ra vào thế kỷ 6, trong khoảng thời gian mà hoàng đế Byzantine Justinian đệ nhất trị vì. Đại dịch lần thứ hai (được gọi là Cái chết đen) quét qua châu Âu từ thế kỷ 14. Đại dịch lần thứ ba bắt đầu ở Trung Quốc trong thế kỷ 19 rồi lan sang các nước châu Á khác và Mỹ.

Thời Trung cổ, nhiều người nghĩ rằng, dịch hạch là do Thượng đế gửi tới để trừng phạt tội lỗi của họ. Nhưng sự thật thì không phải như thế vì đến thế kỷ 20, các nhà khoa học chắc chắn rằng, cả ba lần đại dịch đều do vi khuẩn Yersinia pestis có trong bọ chét và các loài động vật có vú cỡ nhỏ gây ra.

Theo nghiên cứu của ngành khoa học thì có một số chủng Yersinia pestis khác nhau. Loại phổ biến nhất khiến bệnh nhân nổi hạch, viêm phổi.

Nhưng từ những năm 1970 và 1980, các nhà sử học và sinh học bắt đầu chỉ ra rằng, đại dịch lần thứ hai khiến nhiều người chết hơn, nó gần như rất khác biệt đại dịch lần thứ ba.

Điều này khiến người ta đặt ra giả thuyết, một loại bệnh khác (không phải dịch hạch) đã gây ra đại dịch “Cái chết đen”, ông Winston Black, nhà sử học đang viết sách giải thích các giả thuyết về dịch hạch, nói. “Có giả thuyết cho rằng, đại dịch ‘Cái chết đen’ không phải do dịch hạch gây ra, mà có thể là do bệnh than hoặc một bệnh gì đó kiểu như Ebola sơ khởi”, ông cho biết.

Khi các nhà khoa học tìm ra cách lấy được chính xác ADN từ những mẫu cổ xưa, bao gồm xương người thời Trung cổ thì một bước ngoặt mới đã mở ra trong những năm 2000.

Khi phân tích các bộ xương của nạn nhân dịch hạch, các nhà khoa học tìm thấy dấu vết Yersinia pestis, nhà sử học Black nói. Nhưng nếu dịch hạch không khác biệt về gien, tại sao đại dịch lần thứ hai lại gây chết người nhiều đến vậy?

Nhiều người cho rằng lý do dẫn đến số lượng người chết cao hơn là điều kiện vệ sinh kém, nơi ở chật chội thời Trung cổ. Nhưng ông Black nói rằng, điều đó vẫn chưa có tính thuyết phục cao vì có những người khác sống trong điều kiện tương tự nhưng không mắc bệnh, không tử vong quá nhanh như vậy.

Khoảng một thập kỷ trước, dịch hạch có thể bắt nguồn từ Đông Á hơn 2.600 năm trước, điều này được một số nhà khoa học đặt giả thuyết cho hay. Theo họ, đại dịch lần thứ hai có khả năng khởi phát ở Trung Quốc rồi lan sang châu Âu qua Con đường Tơ lụa – tuyến đường thông thương thời cổ nối Trung Quốc với châu Âu. Họ cũng cho rằng, dịch hạch có thể đã lan đến châu Phi thông qua chuyến đi của nhà thám hiểm Trung Quốc Trịnh Hòa – người đi vòng quanh thế giới hồi thế kỷ 15.

Nhưng dịch hạch có thể xuất hiện trước đó từ rất lâu, khoảng 5.000 năm trước ở châu Âu bởi vì các nhà khoa học sau đó tìm thấy bằng chứng ADN liên quan. Vì thế, giả thiết Cái chết đen có thể bắt đầu ở Trung Quốc khó đứng vững, ông Black nói.

Dù đại dịch lần thứ hai thực sự khởi phát từ Trung Quốc thì giả thuyết liên quan nhà hàng hải Trịnh Hòa cũng không khả thi vì nếu tàu của ông này có chuột nhiễm bệnh dịch hạch thì toàn bộ thủy thủ đoàn nhiều khả năng đã chết trước khi họ đến được châu Phi.


Các thanh tra dịch hạch trên một con phố của Hong Kong vào khoảng năm 1890. Ảnh: Getty Images.

Trung Quốc nơi tồn tại đại dịch lần thứ ba

Đại dịch lần thứ ba thì người ta không còn thắc mắc gì nhiều. Lần này, các nhà khoa học khẳng định, dịch bệnh bắt đầu vào thế kỷ 19 ở Trung Quốc, ngày nay thuộc tỉnh Vân Nam ở khu vực tây nam nước này.

Dịch hạch sau đó lan ra Hong Kong, lúc đó là thuộc địa của Anh, và từ đó sang các khu vực khác của châu Á và Mỹ thông qua các tuyến đường thương mại.

Người đang học tiến sĩ ở Đại học Hong Kong về lịch sử dịch hạch ở Hong Kong, ông Jack Greatrex: “Không thể phủ nhận con đường bệnh lan truyền từ Trung Quốc ra thế giới bên ngoài”.

Giai đoạn 1986-2005 và vào năm 2016, dịch hạch một lần nữa diễn ra ở tỉnh Vân Nam.

Ngày nay, dịch hạch không còn đáng sợ như trước. Nếu không được điều trị, bệnh nhân có thể tử vong, nhưng có thể chữa trị dễ dàng với thuốc kháng sinh. Sau mấy ca dịch hạch mới được phát hiện ở Trung Quốc, Trung tâm Phòng chống dịch bệnh Trung Quốc nói rằng, nguy cơ lây bệnh là rất thấp, báo Trung Quốc China Daily đưa tin.

Giai đoạn 2010-2015, thế giới có 584 bệnh nhân dịch hạch tử vong, theo Tổ chức Y tế Thế giới. Riêng năm 2017, thế giới có 219 triệu người mắc sốt rét, trong đó có 435.000 ca tử vong.

Link gốc đây
PV (tổng hợp)

BÌNH LUẬN & CHIA SẺ

Đang tải bình luận,....

Đọc thêm

Thứ 5 | 12/09/2024 | Lượt xem: 164 | Tác giả: admin

Chiều 12/9, Uỷ ban MTTQVN TP.HCM tổ chức Hội nghị Uỷ ban MTTQVN TP.HCM lần thứ 15, Khoá XI nhiệm kỳ 2019 – 2024 (Hội nghị bất thường) để báo cáo tiến độ công tác chuẩn bị và xin ý kiến các nội dung trình tại Đại hội đại biểu MTTQVN TP.HCM lần thứ 12, nhiệm kỳ 2024 – 2029.

Chiều 12/9, Uỷ ban MTTQVN TP.HCM tổ chức Hội nghị Uỷ ban MTTQVN TP.HCM...

Thứ 5 | 05/05/2022 | Lượt xem: 566 | Tác giả: admin

Trong ngày 4/5, Ban Thường vụ Quận ủy Quận 6 (TPHCM) tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt và công bố quyết định về công tác cán bộ.

Trong ngày 4/5, Ban Thường vụ Quận ủy Quận 6 (TPHCM) tổ chức...

Thứ 5 | 17/10/2019 | Lượt xem: 679 | Tác giả: banbientap1

Sau 8 năm làm Bộ trưởng Quốc hội sẽ phê chuẩn miễn nhiệm Bộ trưởng Y tế đối với bà Nguyễn Thị Kim Tiến vào kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa 14 diễn ra vài ngày tới đây. Với học vị Phó Giáo sư, Tiến sỹ Y khoa, bà Nguyễn Thị Kim Tiến sẽ làm gì sau khi rời nhiệm sở?

Sau 8 năm làm Bộ trưởng Quốc hội sẽ phê chuẩn miễn nhiệm Bộ...

Thứ 6 | 06/12/2019 | Lượt xem: 701 | Tác giả: banbientap1

Sau những bình luận của Tổng thống Mỹ,  Pak Jong Chon – Chánh văn phòng Quân đội nhân dân Triều Tiên cho biết Chủ tịch Kim Jong-un đã cảm thấy khó chịu khi nghe được.

Sau những bình luận của Tổng thống Mỹ,  Pak Jong Chon...

Thứ 2 | 06/04/2020 | Lượt xem: 668 | Tác giả: admin

Đồng chí Nguyễn Quang Dũng, Kiểm sát viên cao cấp, Viện trưởng VKSND Cấp cao tại Đà Nẵng giữ chức Vụ trưởng Vụ 3, VKSND Tối cao.

Đồng chí Nguyễn Quang Dũng, Kiểm sát...

Thứ 5 | 19/10/2023 | Lượt xem: 664 | Tác giả: admin

Chiều 19/10, VKSND quận Tân Phú TP.HCM tổ chức hội nghị chuyên đề về t hực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác xảy ra trên địa bàn quận Tân Phú .

Chiều 19/10, VKSND quận Tân Phú TP.HCM tổ chức hội...

Thứ 3 | 26/11/2019 | Lượt xem: 675 | Tác giả: banbientap1

Sau thất bại nặng nề của phe thân Bắc Kinh trong cuộc bầu cử hội đồng quận, Trưởng đặc khu Hong Kong Carrie Lam lần đầu lên tiếng. Theo bà Lam: "Kết quả bầu cử cho thấy người dân không hài lòng với chính quyền".

Sau thất bại nặng nề của phe thân Bắc Kinh trong cuộc bầu cử hội...

Thứ 2 | 05/08/2024 | Lượt xem: 225 | Tác giả: admin

Chiều 5/8, UBND TP .HCM tổ chức lễ trao quyết định cán bộ , bổ nhiệm ông Trịnh Linh Phương giữ chức vụ Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP .HCM .

Chiều 5/8, UBND TP .HCM tổ chức lễ trao quyết định cán bộ , bổ...

Thứ 2 | 09/09/2019 | Lượt xem: 759 | Tác giả: admin

Ngày 29/7, Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái đã tiếp xã giao Đoàn Đại biểu cấp cao Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản do ông Jun-Ji Su-Zu-Ki, Quốc Vụ Khanh làm Trưởng đoàn.

Ngày 29/7, Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái...

Thứ 5 | 12/09/2024 | Lượt xem: 413 | Tác giả: Mai Khánh

Dự kiến ngày 25/9/2024 tại TP.HCM, sẽ ra mắt Trung tâm Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư (C4Ỉ). Đây là sự kiện quan trọng trong khuôn khổ diễn đàn Kinh tế TP.HCM năm 2024 (HEF 2024). Trụ sở của trung tâm này đặt tại Khu Công nghệ cao TP.HCM.

Dự kiến ngày 25/9/2024 tại TP.HCM, sẽ ra mắt Trung tâm...