top

Phú Thọ Hoà: Địa đạo trong lòng thành phố

Thứ 6 | 20/04/2018 admin
plnn.vn:

Khu di tích lịch sử cấp quốc gia địa đạo Phú Thọ Hoà toạ lạc tại số 139 đường Phú Thọ Hoà, phường Phú Thọ Hoà, quận Tân Phú thành phố Hồ Chí Minh. Đối nghịch lại khí trời nóng bức bên ngoài, khu di tích mát mẻ bởi những lùm tre xanh rờn. Khi ấy tre được trồng trên những luỹ giao thông hào hình chữ L, minh chứng cho những chứng tích còn sót lại của một thời oanh liệt kháng chiến chống giặc.


Khu di tích lịch sử cấp quốc gia địa đạo Phú Thọ Hoà

Vào buổi trưa những ngày đầu tháng tư tiết trời oi bức, không khí thật khiến người ta khó chịu. Bầu trời trong xanh chỉ gợn chút mây, xa xa có vài lọn mây trắng, nhìn sâu thẳm, cao vời vợi cứ như một tấm gương khổng lồ trên cao. Ánh nắng chói chang, chiếu từng chùm bỏng rát lên mặt đường trải nhựa. Buổi trưa hè Sài Gòn oi ả khiến cho ai cũng không muốn đi đâu cả. 

 

Khu di tích lịch sử cấp quốc gia địa đạo Phú Thọ Hoà toạ lạc tại số 139 đường Phú Thọ Hoà, phường Phú Thọ Hoà, quận Tân Phú thành phố Hồ Chí Minh. Đối nghịch lại khí trời nóng bức bên ngoài, khu di tích mát mẻ bởi những lùm tre xanh rờn. Khi ấy tre được trồng trên những luỹ giao thông hào hình chữ L, minh chứng cho những chứng tích còn sót lại của một thời oanh liệt kháng chiến chống giặc.

 

Người quản lý khu di tích lịch sử địa đạo Phú Thọ Hoà

 

Được sự giới thiệu từ anh Nguyễn Minh Phương, Chủ tịch Uỷ ban MTTQVN phường Phú Thọ Hoà tới anh Ngô Văn Chung, tổ trưởng tổ thư viện Nhà Truyền thống kiêm phụ trách Khu di tích lịch sử cấp quốc gia địa đạo Phú Thọ Hoà. Chúng tôi gặp nhau đúng hẹn cũng là đúng lúc anh Chung đang tiếp đoàn khách tham quan đến từ trường Mần Non Thiên Lý quận Tân Phú. Vừa tâm sự anh vừa đưa mắt quan sát mấy cháu bé đang nô đùa bên ngoài dù từng tóp đã được các cô bảo mẫu chăm sóc chu đáo. Tóp khác đang được các anh bảo vệ và nhân viên hướng dẫn đưa xuống hầm để các cháu tham quan di tích địa đạo.




Nhà trưng bày di tích lịch sử Phú Thọ Hoà

 

Tuy không trực tiếp tham gia xây dựng địa đạo nhưng anh Chung nắm từng chi tiết nhỏ, từng giai thoại của các cụ tham gia đào. Bởi vì hàng ngày anh luôn đối mặt với những kỷ vật cũ, luôn phải chăm sóc các quyển sách nói về địa đạo trong thư viện nên anh đã thấm nhuần lịch sử hình thành địa đạo như trong lòng bàn tay. Trên tay anh cầm xấp tài liệu về di tích và thủng thẳng cho hay: 

 

“Là vùng tiếp giáp giữa ngoại thành và nội thành, xã Phú Thọ Hoà ngày xưa là vùng đất quân sự có nhiều chiến luỹ phòng thủ chống giặc. Như Luỹ Ông Đầm, Luỹ Bán Bích, Luỹ Chí Hoà… các cư dân sống trong vùng này đã thấm nhuần tinh thần chiến đấu cha ông ngày trước, trong đó nổi bật nhiều phong trào yêu nước tự phát như Bề Đường (Nguyễn Văn Đường), Thiên Địa Hội (Phan Phát Sanh), Hội kín Nguyễn An Ninh… Sau ngày 23/9/1945 Phú Thọ Hoà là một trong những căn cứ địa cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp”.




Ông Ngô Văn Chung, tổ trưởng tổ thư viện Nhà Truyền thống kiêm phụ trách Khu di tích lịch sử cấp quốc gia địa đạo Phú Thọ Hoà chỉ cho các cháu xem kỷ vật.


Các cháu nhỏ đang xem các di chứng trong nhà trưng bày




Công tác chuẩn bị đưa các 'tham quan nhí' xuống địa đạo

 

Anh uống ngụm nước rồi tiếp: “Để đối phó với ý đồ của giặc Pháp là quyết tiêu diệt hết lực lượng và cơ sở cách mạng quanh vành đai thành phố, tại Đình Lộc Hoà Uỷ ban kháng chiến xã Phú Thọ Hoà được thành lập. Sau đó có chủ trương xây dựng và phát triển hệ thống đường giao thông hào và đào địa đạo chiến, để lực lượng võ trang bám đất, bám dân, làm bàn đạp tiến công vào thành phố”.

 

Anh hồ hởi hình dung lại: “Vào những năm 1930, tại thôn Lộc Hoà người ta đã đào những căn hầm bí mật để che dấu cán bộ địa phương. Sau năm 1947, địa đạo được nới rộng và phát triển sang các vùng phụ cận. Vì nơi đây có những đặc điểm như vùng đất cao, cây cối rậm rạp, địa hình địa vật phức tạp, nhân dân có truyền thống chống bất công, áp bức của chế độ phong kiến, bọn cường hào, bọn thực dân và tay sai bán nước.

 

Cấu trúc của địa đạo được nhân dân ấp Lộc Hoà cải tiến từ hầm ếch thành đường hầm xe lửa hai ngăn. Qua thời gian nhận thấy không được an toàn mấy nên các đồng chí lãnh đạo xã cho phát triển đường hầm xe lửa thành hệ thống địa đạo liên xã. Chiều dài địa đạo tính theo đường chim bay khoảng 1 km nhưng chiều dài chạy theo địa hình dài cả 10 km. Trên mặt đất được đào giao thông hào chữ L, trồng tre dứa dọc theo tạo thành địa hình chiến đấu liên xã Phú Thọ Hoà – Bình Hưng Hoà – Tân Sơn Nhì”.

 

Cấu trúc và cách đào địa đạo

 

Nói đến đây vị quản lý khu di tích chỉ tay về phía các bụi tre xanh um, trải dài những chiếc lá to khoẻ trong nắng, rồi với tay lấy xấp tài liệu trên bàn chỉ cho xem mô hình cắt đứng của cấu trúc địa đạo: “Địa đạo được đào sâu khoảng 3m có nơi lên đến 4m, lòng địa đạo cao khoảng 1m, rộng khoảng 0.8m, hai bên có nhiều ngách đi sang nhiều hướng khác nhau, địa đạo có 2 tầng, đường đi có lúc lên lúc xuống, có nhiều lỗ thông hơi và nhiều miệng hầm có nấp đậy được nghi trang tuỳ theo địa hình bên trên mặt đất. Những người tham gia đào địa đạo được chia làm 4 tổ, mỗi tổ 4 người thay phiên nhau làm việc suốt đêm.


Mô hình mặt cắt đứng địa đạo chiến Phú Thọ Hoà

 

Trước tiên đào một cái giếng khô sâu 3m gọi là “khai tâm” địa đạo. Từ trung tâm này bắt đầu phát triển ra. Người đào đất ngồi xếp bằng tròn, dùng cuốc chim phá vỡ lớp đất trước mặt mà nhích tới. Những người phía sau kéo đất ra chuyền lên trên. Để định hướng người ngồi sau cầm đèn để một khoảng cách nhất định mà rọi bóng người ngồi trước lên vách. Người ngồi trước cuốc vào cái bóng của mình bao giờ bóng ngay thẳng tròn trịa là lòng hầm đúng ni tấc và phương hướng”.




Ông Ngô Văn Chung, tổ trưởng tổ thư viện Nhà Truyền thống kiêm phụ trách Khu di tích lịch sử cấp quốc gia địa đạo Phú Thọ Hoà cùng các cô bảo mẫu đưa các ‘tham quan nhí’ xuống địa đạo.


Cô Nguyễn Thị Ngọc Tuyết, Phó Hiệu trưởng Trường Mầm Non Thiên Lý quận Tân Phú đón các cháu từ địa đạo lên. 

 

Những chiến công từ “bàn đạp” bên sườn nội thành Sài Gòn

 

Anh hăng say kể lại y rằng mình đã từng trong đội ấy vậy. Tiếng bọn trẻ kêu ơi ới lôi anh về thực tại. Lúc này nắng cũng lên quá đầu, các bé mẫu giáo cũng đã tham quan xong, dù bên ngoài đường nắng hừng hực nhưng trong khu viên của di tích vẫn mát rượi, bọn trẻ nô đùa thoả thích . Các cô bảo mẫu chia các cháu theo từng lớp ngay ngắn để lên xe về trường. 

 

Tiễn đoàn khách tham quan ‘nhí’ ra về, anh Chung dẫn tôi đi tham quan đường hầm, chỉ cho xem các lỗ thông gió, các cửa lên xuống của địa đạo, rồi các di vật trong phòng trưng bày. Anh cho biết thêm: “Địa đạo Phú Thọ Hoà được phát triển đầu tiên ở Sài Gòn, phục vụ cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đã thể hiện sự sáng tạo trong đường lối chiến tranh nhân dân, nghệ thuật quân sự của Đảng, đã làm nên chiến công oanh liệt, hai lần tấn công vào kho bom Phú Thọ (1952 – 1954) nhiều lần đánh vào sân bay Tân Sơn Nhất làm tiêu hao nhiều lực lượng địch, hỗ trợ cho chiến trường Điện Biên Phủ gây tiếng vang trong nước và thế giới.

 

Chi đội 12, Tiểu đoàn Ký Con, tiểu đoàn Ngô Gia Tự, chi đội 13 và nhiều Ban công tác Thành đã được địa đạo Phú Thọ Hoà che dấu. Trong 9 năm kháng chiến địa đạo đã đảm bảo cho nhiều cán bộ quân dân chính đảng các cấp về hoạt động nội thành trú chân tại đây”.

 

Địa đạo Phú Thọ Hoà ra đời chính từ lòng yêu nước và câm thù giặc sôi sục của nhân dân Phú Thọ Hoà. Để bám trụ đánh địch, xây dựng cơ sở bí mật làm căn cứ các đơn vị võ trang ém quân, là nơi xuất phát các trận đánh lớn nhỏ vào sào huyệt địch, dùng làm bàn đạp để tấn công vào nội thành Sài Gòn. Có thể nói địa đạo Phú Thọ Hoà là minh chứng cho tinh thần yêu nước sắt son của người dân ấp Lộc Hoà nói riêng và của dân và quân xã Phú Thọ Hoà nói chung. Năm 1996, địa đạo Phú Thọ Hoà được Bộ Văn hoá – Thông tin truyền thông cấp bằng công nhận là “di tích lịch sử cấp quốc gia”.

 

Ngày 17/11/1984, một lần về thăm lại khu di tích lịch sử địa đạo đồng chí Nguyễn Văn Linh, nguyên Tổng Bí thư BCH TW Đảng Cộng Sản Việt Nam đã chỉ đạo nên khôi phục lại khu di tích để giáo dục cho thế hệ trẻ, bút tích của đồng chí còn lưu lại tại khu di tích như sau: “Làm lại các di tích này cốt không chỉ để ca ngợi những cái đã qua, mà chính là để truyền lại tinh thần đoàn kết, yêu nước, tinh thần chiến đấu anh dũng cho thế hệ thanh niên ở thành phố chúng ta, đất nước chúng ta”.

 

Còn lắm những đợi chờ...

 

“Công việc là vậy, thường thì ở đây vắng lắm, thỉnh thoảng có vài đoàn khách tham quan trong quận thôi. Cơ sở vật chất xuống cấp, di tích nhách nhát chưa được trùng tu. Bây giờ hồ sơ thiết kế bảng vẽ thi công đã được Bộ duyệt, Sở Văn hoá Thông tin làm chủ đầu tư, chỉ còn chờ vốn. Sắp tới đây, đầu tháng sau khu di tích sẽ được thi công để bảo tồn”. Vừa kể anh Chung vừa đưa tôi xem hồ sơ thiết kế và tập tài liệu về thông tin địa đạo. 

 

Mong một ngày gần đây khi quay lại Địa đạo Phú Thọ Hoà cũng là lúc khu di tích lịch sử này được trùng tu, được bảo dưỡng tươm tất để lưu lại cho thế hệ con cháu mai sau biết được tinh thần chiến đấu quật cường oanh liệt của ông cha ta thuở trước. 

 

Bước ra về mà lòng vẫn còn văng vẳng mấy câu thơ anh Ngô Văn Chung, cán bộ quản lý khu di tích vừa đọc:

“Xã Phú Thọ Hoà son sắc thuỷ chung

Đã xuất hiện thêm một dòng họ mới

Dòng họ Cù ra đời trong lửa khói

Dũng cảm cần cù đào địa đạo đánh Tây...”

Huỳnh Minh Đức

BÌNH LUẬN & CHIA SẺ

Đang tải bình luận,....

Đọc thêm

Thứ 3 | 12/11/2019 | Lượt xem: 663 | Tác giả: banbientap1

Vào những ngày gần đây sau khi một người đàn ông bị cảnh sát bắn chết và một cảnh sát khác lại có một cuộc đối đầu với người biểu tình thì tất cả sự việc này đã làm cho những ngày gần đây trở thành những ngày khốc liệt nhất nhất trong hơn năm tháng biểu tình.

Vào những ngày gần đây sau khi một người đàn...

Thứ 3 | 29/10/2019 | Lượt xem: 589 | Tác giả: banbientap1

Theo Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính, khi chi thường xuyên mỗi năm trên 60% tổng chi ngân sách nên không thể để bộ máy  tiếp tục cồng kềnh như hiện nay. Chúng ta có thể tiết kiệm hơn 10.000 tỷ đồng nếu có thể giảm 1%.

Theo Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính, khi chi thường...

Thứ 5 | 24/10/2019 | Lượt xem: 631 | Tác giả: banbientap1

Theo Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Dự án Cảng Hàng không quốc tế Long Thành có nhiều hạng mục tính toán mới dừng ở mức thiết kế sơ bộ có thể dẫn đến tăng tổng mức đầu tư khi chuẩn xác hóa, dự kiến ban đầu tổng mức đầu tư là 4,7 tỷ USD và Quốc hội đề nghị rà soát để tránh gây biến động lớn.

Theo Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Dự án Cảng Hàng...

Chủ nhật | 29/09/2019 | Lượt xem: 645 | Tác giả: banbientap1

Những biện pháp mới nhằm gia tăng sức ép lên Trung Quốc được Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang xem xét giữa lúc đàm phán thương mại song phương chưa có kết quả.

Những biện pháp mới nhằm gia tăng sức ép lên Trung...

Chủ nhật | 29/09/2019 | Lượt xem: 539 | Tác giả: banbientap1

Hôm ngày 27/9, Tổng thống Iran Hassan Rouhani tuyên bố Mỹ đã có những động thái tích cực, cụ thể là Mỹ đã đề nghị dỡ bỏ tất cả các lệnh trừng phạt chống lại Tehran để mở ra cơ hội đàm phán giữa hai nước.

Hôm ngày 27/9, Tổng thống Iran Hassan Rouhani tuyên bố...

Thứ 3 | 01/10/2019 | Lượt xem: 566 | Tác giả: banbientap1

Phía Trung Quốc đang mua nông sản Mỹ với số lượng lớn và cho rằng có thể sớm đạt thỏa thuận thương mại song phương, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho hay vào ngày 25/9.

Phía Trung Quốc đang mua nông sản Mỹ với số lượng...

Thứ 6 | 16/02/2024 | Lượt xem: 364 | Tác giả: admin

Ngày 16 /2, UBND TP.HCM tổ chức phiên hợp thứ 4 của Hội đồng tư vấn triển khai thực hiện Nghị quyết 98 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM và tổ chuyên gia tư vấn xây dựng, phát triển hệ thống đường sắt đô thị TP.HCM.

Ngày 16 /2, UBND TP.HCM tổ chức phiên hợp thứ 4 của Hội...

Thứ 4 | 13/11/2019 | Lượt xem: 685 | Tác giả: banbientap1

Để dập tắt bạo lực lan tràn ở quốc gia Nam Mỹ này thì Tổng thống Bolivia Evo Morales tuyên bố từ chức. Cuộc bạo lực này bắt nguồn kể từ sau một cuộc biểu tình gây tranh cãi với kết quả ông trúng cử nhiệm kỳ thứ tư liên tiếp.

Để dập tắt bạo lực lan tràn ở quốc gia Nam Mỹ này thì...