top

Mẹ ở với em tôi, khi mẹ bệnh tôi không cho vào nhà chăm sóc mẹ thì phải làm sao?

Thứ 2, 29-07-2024 | 04:45:14 admin

Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình ông bà và cháu; giữa cha mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau là hành vi bạo lực gia đình.

Chị Nguyễn Thị Bé (44 tuổi, ngụ Long An) hởi:

Em tôi nhận lãnh chăm sóc mẹ, em rước về nhà ở cùng gia đình em. Nay mẹ tôi bị bệnh, nghe nói ngày càng tiều tụy nhưng em tôi không cho mẹ uống thuốc. Tôi về chăm sóc mẹ thì em tôi không cho tôi vào. Vậy tôi phải làm sao?”.

Theo nội dung chị trình bày, pháp luật có một số quy định liên quan như sau:
 


Tại khoản 2 Điều 71 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 quy định về nghĩa vụ và quyền chăm sóc nuôi dưỡng:

"Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, bệnh tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ".

Cũng tại Điểm g khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022 quy định hành vi bạo lực gia đình:

"Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình ông bà và cháu; giữa cha mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau".

Và tại Điều 56 Nghị định 144/2021 quy định về xử phạt đối với hành vi ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình nêu trên như sau:

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình ông bà và cháu; giữa cha mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo Quyết định của tòa án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau".

Như vậy, chị đã thực hiện quyền và nghĩa vụ làm con của mình là đúng đạo lý, đúng pháp luật; việc em của chị cản trở, không cho chị thăm nom chăm sóc cha mẹ là vi phạm pháp luật. 

Chị cần báo tin, tố giác đến UBND cấp xã nơi mẹ và em chị đang sống để Ủy ban có can thiệp, xử lý hành vi phạm pháp luật theo thẩm quyền.

Tuy nhiên cũng cần nói thêm, vấn đề này thuộc phần lớn về đạo lý, về pháp lý chỉ là nhỏ. Bởi lẻ, mẹ của chị đang ở nhà em của chị, nếu muốn chị có thể đề nghị rước mẹ về chăm sóc. Nếu e của chị không đồng ý, chị nhờ chính quyền can thiệp. Còn không nuôi mà chị yêu cầu em chị chăm sóc theo ý chị thì cũng khó.
Liên hệ Luật sư HUỲNH MINH ĐỨC tư vấn MIỄN PHÍ: 0913 635 042 hoặc để lại câu hỏi bên dưới.

PV

BÌNH LUẬN & CHIA SẺ

Đang tải bình luận,....

Đọc thêm

Thứ 4 | 02/10/2019 | Lượt xem: 864 | Tác giả: banbientap

Đời sống xã hội phát triển ngày càng phong phú và đa dạng, đòi hỏi pháp luật có những “điều chỉnh” kịp thời. Các cơ quan tố tụng Trung ương, cụ thể là Tòa án Nhân dân Tối cao  thường xuyên có những văn bản hướng dẫn vận dụng pháp luật, đáp ứng yêu cầu về sự phát triển của xã hội.

Đời sống xã hội phát triển ngày càng...

Thứ 2 | 06/01/2025 | Lượt xem: 142 | Tác giả: admin

Theo quan sát chủ quan của Luật sư, nếu có nhiều con tốt nhất nên lập di chúc. Còn nếu chỉ có 1 người con thì không phải chuyển nhượng hay lập di chúc gì cả. Nhiều người chuyển nhượng cho con xong coi như mất cả tài sản và mất con.

Theo quan sát chủ quan của Luật sư, nếu có nhiều con tốt...

Thứ 4 | 07/08/2024 | Lượt xem: 244 | Tác giả: admin

Được! Tuy nhiên, hợp đồng thế chấp phải công chứng, chứng thực theo quy định pháp luật, đồng thời phải kiểm tra đất có tranh chấp không, phải còn thời hạn sử dụng đất và phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đấy đai.

Được! Tuy nhiên, hợp đồng thế chấp phải công chứng, chứng...

Thứ 2 | 06/01/2025 | Lượt xem: 135 | Tác giả: admin

Một người nào đó đã mất 40 năm thì về nguyên tắc đã hết thời hiệu khởi kiện chia thừa kế. Di sản thừa kế đó để lại thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu .

Một người nào đó đã mất 40 năm thì về...

Thứ 4 | 28/08/2024 | Lượt xem: 584 | Tác giả: admin

Trước tiên bạn phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam. Sau đó thông qua hình thức nhận tặng cho nhà đất từ những người thuộc hàng thừa kế theo quy định của pháp luật thì bạn đứng tên được bất động sản đó.

Trước tiên bạn phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam....

Thứ 2 | 29/07/2024 | Lượt xem: 180 | Tác giả: admin

Sau 3 năm kể từ ngày công bố kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện mà chưa có quyết định thu hồi đất hoặc chưa cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì người sử dụng đất được quyền đề nghị cấp giấy phép xây dựng có thời hạn theo quy định.

Sau 3 năm kể từ ngày công bố kế hoạch sử dụng đất...

Thứ 7 | 10/08/2024 | Lượt xem: 559 | Tác giả: admin

Các con từ chối nhận di sản của cha hoặc nhận xong rồi tặng lại cho mẹ, sau đó mẹ tiến hành cập nhật sổ, sang tên một mình mẹ đứng tại chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai nơi có bất động sản.

Các con từ chối nhận di sản của cha hoặc nhận xong rồi tặng...

Thứ 4 | 07/08/2024 | Lượt xem: 147 | Tác giả: admin

Được hưởng 1 căn nhà theo di chúc thì vẫn có quyền được hưởng phần thừa kế trong căn nhà còn lại. Căn nhà chưa được định đoạt trong di chúc sẽ được chia đều cho thừa kế cùng hàng.

Được hưởng 1 căn nhà theo di chúc thì vẫn...

Thứ 5 | 13/02/2020 | Lượt xem: 795 | Tác giả: admin

Người nhận tiền đền bù khi bị thu hồi nhà đất theo Quyết định của UBND huyện thì theo quy định của pháp luật hiện hành sẽ được miễn thuế thu nhập cá nhân.

Người nhận tiền đền bù khi bị thu hồi nhà...

Thứ 4 | 01/01/2020 | Lượt xem: 831 | Tác giả: admin

Người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì không cần phải công chứng, chứng thực nhưng phải có giấy tờ để chứng minh quan hệ.

Người được ủy quyền là ông, bà, cha,...