top

Phải làm gì khi thắng kiện nhưng không đòi được nợ?

Thứ 6, 23-05-2025 | 06:51:01 admin

Có điều kiện mà không chấp hành bản án đã có hiệu lực pháp luật mặc dù đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì bị phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.

Ông Trần Thanh Tú (58 tuổi, ngụ Bình Dương) hỏi: “Tôi cho người quen vay 500 triệu đồng nhưng không thể đòi lại, sau khi kiện dân sự, tôi được toà tuyên "thắng". Khi làm đơn đề nghị thi hành án (THA) thì đợi mãi không thi hành, Chấp hành viên nói đã làm đúng pháp luật.

Nửa năm nay người này không xuất hiện tại nơi ở nữa, tôi cũng không thể liên lạc để đòi tiền. Xin hỏi bây giờ tôi có thể làm đơn ra công an tố cáo hành vi trốn nợ được không?”.

Lý do “đòi nợ thuê” tồn tại

Trả lời câu hỏi của ông Tú như sau:

Theo quy định xét xử vụ án tranh chấp dân sự, trong thời hạn 2-4 tháng, tòa phải đưa vụ ra xét xử nhưng thực tế thời hạn này bị vi phạm rất nhiều, khiến vụ án có thể kéo dài hàng năm, thậm chí nhiều năm.

Chỉ riêng án phí và các chi phí khác, chưa tính phí luật sư thì người khởi kiện cũng tốn kha khá tiền. Đó là chưa kể đến việc thi hành án bị kéo dài và cù cưa từ ngày này sang tháng khác.

Trong khi đó, nếu thuê xã hội đen đòi nợ thì số tiền phải chi trả cũng từ khoảng 30-50% số tiền tranh chấp, nhưng vụ việc lại được giải quyết rất nhanh gọn và đương sự không phải mất thời gian chờ đợi.

Nên dù đó là một dịch vụ không đúng pháp luật nhưng người dân lại tin tưởng. Bởi vì khi bản án có hiệu lực pháp luật mà muốn THA suông sẻ thì người phải THA phải “có tóc”, chứ bình thường thì rất nhiêu khê.

Cảnh báo rằng những hoạt động đòi nợ thuê đã và đang để lại những hậu quả không tốt. Nhưng khi cần thì người dân vẫn sẽ lén lút lựa chọn cách không hợp pháp ấy. Thật là điều đau xót!

Đó là vấn nạn đòi nợ thuê tồn tại, không dẹp được.

Tương tự như vụ của ông Trần Thanh Tú ngụ Bình Dương, bà Trần Thị Tám 53 tuổi (ngụ quận Gò Vấp, TP.HCM) cho 1 người nguyên là cán bộ công an mượn số tiền 100 triệu đồng. Sau đó người này nghỉ hưu, chuyển nhà đi nơi khác ở, không trả tiền cho bà.

Khó khăn lắm bà Tám mới tìm được địa chỉ nên báo công an. Phía công an nói đây là vụ việc dân sự, công an không giải quyết được, nên hướng dẫn bà khởi kiện ra tòa.

Tại buổi hòa giải, người này đồng ý trả cho bà Tám số tiền trên. Nhưng từ đó đến nay, bà Tám tốn không biết bao nhiêu công lao, sức lực đi tới Chi cục Thi hành án để yêu cầu thi hành bản án.

Lúc đầu, cựu cán bộ công an hứa hẹn 1 tháng sau sẽ trả đầy đủ. Tuy nhiên, khi tới ngày trả nợ thì cựu cán bộ công an bỏ đi đâu mất. Hỏi cán bộ Chi cục THA thì vị này nói chủ nợ nên cung cấp thông tin về tài sản của người phải thi hành án để Chấp hành viên kê biên. Nếu người phải thi hành án bị “trắng tay” thì đợi khi nào có sẽ xử lý.

Pháp lý mới giúp "xử lý" con nợ chây ỳ nhưng chưa áp dụng được

Tình trạng "đứng cho vay, quỳ đòi nợ" hiện nay diễn ra phổ biến trong quan hệ vay mượn tài sản.

Nhiều con nợ khi đến hạn trả nợ dù vẫn ăn ngon, mặc đẹp, xe sang nhà lầu nhưng chây ì không chịu trả nợ vay, khiến người cho vay ngậm ngùi, cay đắng. Con nợ lúc vay thì lời lẽ ngọt ngào, khi có được tiền trong tay thì tiêu xài hoang phí.

Chủ nợ dùng mọi biện pháp dân sự cũng không thể thu hồi được nợ, thậm chí còn bị con nợ thách thức, đe dọa. Người cho vay cực chẳng đã buộc lòng gửi đơn ra cơ quan công an thì thường nhận được Quyết định không khởi tố vụ án, đề nghị liên hệ với Tòa án giải quyết tranh chấp dân sự.

Sau đó theo hướng dẫn này, người cho vay bắt đầu một chặng đường tố tụng tại tòa sơ thẩm, rồi tới tòa án phúc thẩm làm cho vụ án kéo dài đằng đẵng nhiều năm.

Sau khi có bản án, người thắng kiện còn phải thông qua cơ quan THA để yêu cầu thi hành. Khi này con nợ đã khôn ngoan, ma mãnh tẩu tán hết tài sản nên cơ quan thi hành án cũng bó tay, phải tạm đình chỉ việc thi hành án.

Còn đây là 1 bản án có hiệu lực pháp luật nhưng vẫn không thi hành được vì con nợ đã tẩu tài sản trong vòng 21 ngày mà sang tên qua cho 3 người.

Nội dung vụ án này như sau: Toà tuyên bà A thắng kiện, buộc bà B trả cho A 500 triệu đồng. Khi toà sơ thẩm bắt đầu thụ lý vụ án “đòi tiền cho vay” thì sau đó bà B ra công chứng tặng thửa đất trị giá 1 tỷ cho con trai. Khi được cập nhật biến động, anh con trai ra công chứng sang tên cho ông C. Rồi ông C tặng cho là con gái mình.

Khi bản án có hiệu lực pháp luật, bà A viết đơn tới Chi cục THADS yêu cầu bà B thi hành án qua thửa đất của bà B thì phát hiện trong vòng 21 ngày, thửa đất đó đã sang tên cho 3 người.

Bà A viết đơn khởi kiện yêu cầu toà huỷ giấy chứng nhận thửa đất trên. Toà nhận định ông C mua đất của con trai bà B là ngay tình nên không huỷ mà tuyên anh con trai bà B có trách nhiệm trả lại cho bà B 1 tỷ đồng (giá trị thửa đất).

Bà A nhiều lần làm đơn tiếp tục yêu cầu thi hành án. Cán bộ Chi cục THADS nói không phát hiện bà B có tiền (tức con trai chưa trả tiền) nên không tài sản để cưỡng chế… Như vậy tới nay bà A vẫn không đòi được 1 đồng trong tổng số nợ 500 triệu đồng mà toà đã tuyên…

Đó là người cho vay chỉ thắng kiện trên giấy, cầm mấy tờ A4 giữ làm kỷ niệm một sự việc chua xót, dại dột từ khi cho vay, kiện đòi, thi hành án.

Nhiều người chia sẻ, mình có thể tránh việc khởi kiện ra toà nếu làm chuẩn ngay từ khâu hợp đồng nhằm lựa chọn giải quyết tranh chấp qua trọng tài thương mại. Nhưng dù qua toà án hay trọng tài, họ cuối cùng vẫn phải đi qua cửa của cơ quan thi hành án dân sự.

Khe cửa này vốn đã hẹp, lại ngày càng khép lại với những người đi tìm công lý mà con nợ đã tẩu tán tài sản hay đã khánh kiệt thật sự.

Mọi người đã biết vì sao lại có dịch vụ đòi nợ thuê không? Dù nhà nước mới đây đã cấm dịch vụ này. Tuy nhiên, lệnh cấm chỉ có tác dụng với những người đòi nợ văn minh. Còn xã hội đen có bao giờ đi xin giấy phép thì cấm hay không cấm cũng vậy.

Bởi vì khi cơ quan thi hành án dân sự “còn mỏng” thì còn đòi nợ thuê. Khi không thể trông chờ vào nhà nước, xã hội sẽ có cách giải quyết khác cho vấn đề của nó.

Ta vẫn biết toà án là cơ quan có trách nhiệm bảo vệ công lý. Nhưng ta chưa biết hết, rằng dù bản án công bằng nhưng không được thực thi, công lý vẫn ngoài tầm tay.

Trước thực tế phức tạp của tình trạng vay nợ, trốn nợ như trên, khi ban hành Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 Quốc hội đã bổ sung thêm trường hợp "Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng… đến thời hạn trả lại mặc dù có điều kiện, có khả năng nhưng cố tình không trả" tại điểm a khoản 1 Điều 175 BLHS năm 2015 về “Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.

Khi Quốc hội bổ sung căn cứ trên để xử lý hình sự đã tạo ra hành lang pháp lý xử lý hình sự người cho vay có điều kiện, có khả năng nhưng cố tình chây ì không chịu trả nợ.

Trên thực tế, quy định mới này sau khi ban hành và có hiệu lực từ ngày 01/01/2018 cho tới nay chưa được áp dụng và chưa có thông tin cá nhân nào bị xử lý về “Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” tại điểm a khoản 1 Điều 175 BLHS năm 2015.

Tuy nhiên, vẫn còn 1 Điều luật có thể áp dụng đối với các con nợ theo điều kiện trên. Đó là Điều 380 BLHS hiện hành quy định về “Tội không chấp hành án” như sau: 

Tội không chấp hành án có thể chịu trách nhiệm hình sự

Theo Khoản 1 thì "Người nào có điều kiện mà không chấp hành bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mặc dù đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm".

Nếu trường hợp người phải THA mà chống lại chấp hành viên hoặc người đang thi hành công vụ hoặc dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt hoặc tẩu tán tài sản thì bị phạt tù từ 2 – 5 năm. Đồng thời có thể bị phạt tiền từ 5-50 triệu đồng.

Theo quy định trên, người thắng kiện có thể làm đơn tố giác tội phạm gửi cơ quan công an có thẩm quyền để tố giác về hành vi của người phải thi hành án nếu nhận thấy người đó có điều kiện mà không chịu thi hành án hoặc có hành vi tẩu tán tài sản thì tố giác hành vi đó.

Còn trong trường hợp họ cố tình trốn tránh việc trả nợ bằng cách bỏ đi khỏi nơi cư trú thì có thể gửi đơn đề nghị công an hỗ trợ tìm kiếm.

Bên cạnh đó, người thắng kiện có thể yêu cầu cơ quan thi hành án đưa người phải thi hành án vào danh sách "chưa có điều kiện thi hành án" theo quy định tại Điều 44a Luật Thi hành án dân sự năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014, 2018 để sau này không mất thời hiệu buộc thi hành án.

Trong thời hạn 5 năm kể từ ngày bản án có hiệu lực, nếu bị đơn xuất hiện hoặc có tài sản thì có thể yêu cầu cơ quan thi hành án cưỡng chế ngay.

Như vậy, trả lời câu hỏi của ông Trần Thanh Tú (58 tuổi, ngụ Bình Dương) hỏi có thể làm đơn ra công an tố cáo hành vi trốn nợ được không? Trả lời rằng là có.

Đó là tố cáo “Tội không chấp hành án” tại khung 1 chịu mức án cao nhất lên tới 2 năm tù, khung 2 lên tới 5 năm tù nếu đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

Còn nếu mới chỉ đòi nợ, chưa có bản án có hiệu lực pháp luật thì sẽ không được áp dụng điều luật này mà phải khởi kiện dân sự tại toà án.

Trường hợp người phải thi hành án bị “trắng tay” thì yêu cầu cơ quan thi hành án đưa người đó vào danh sách “chưa có điều kiện thi hành án” để khi người đó có tài sản thì yêu cầu thi hành cưỡng chế ngay.

Minh Đức

BÌNH LUẬN & CHIA SẺ

Đang tải bình luận,....

Đọc thêm

Thứ 7 | 03/08/2024 | Lượt xem: 442 | Tác giả: admin

Hộ gia đình được Nhà nước giao đất trước ngày Luật Đất đai năm 2024 có hiệu lực thi hành thì được tiếp tục sử dụng đất trong thời hạn sử dụng đất còn lại. Khi hết thời hạn sử dụng đất thì được gia hạn sử dụng đất theo hình thức cho các cá nhân là thành viên hộ gia đình .

Hộ gia đình được Nhà nước giao đất trước ngày Luật...

Thứ 6 | 16/05/2025 | Lượt xem: 34 | Tác giả: admin

Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm có khung hình phạt thấp nhất từ 2 - 5 năm tù; cao nhất là từ 15 - 20 năm hoặc tù chung thân.

Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực,...

Thứ 4 | 04/09/2024 | Lượt xem: 421 | Tác giả: admin

Xác định người giám hộ cho người bị mất năng lực hành vi dân sự là ai để cùng người giám hộ này thực hiện việc giao dịch .

Xác định người giám hộ cho người bị mất năng lực...

Thứ 7 | 10/08/2024 | Lượt xem: 362 | Tác giả: admin

C  ó thể yêu cầu cơ quan đăng ký hộ tịch hoặc tòa án xác định người đó không phải là con mình, từ đó mới có căn cứ yêu cầu không cấp dưỡng nuôi con.

C  ó thể yêu cầu cơ quan đăng ký hộ tịch...

Chủ nhật | 15/12/2024 | Lượt xem: 138 | Tác giả: admin

Thừa kế tài sản là vấn đề thường gặp trong cuộc sống , tuy nhiên nhiều người còn nhầm lẫn các quy định pháp lý về việc này.

Thừa kế tài sản là vấn đề thường gặp trong cuộc sống...

Thứ 5 | 27/02/2020 | Lượt xem: 836 | Tác giả: admin

Nếu xảy ra tai nạn nghiêm trọng do tình huống bất ngờ, người điều khiển không bị truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng phải chịu một phần bồi thường khắc phục hậu quả...

Nếu xảy ra tai nạn nghiêm trọng do tình huống bất ngờ, người...

Thứ 4 | 07/08/2024 | Lượt xem: 159 | Tác giả: admin

Được hưởng 1 căn nhà theo di chúc thì vẫn có quyền được hưởng phần thừa kế trong căn nhà còn lại. Căn nhà chưa được định đoạt trong di chúc sẽ được chia đều cho thừa kế cùng hàng.

Được hưởng 1 căn nhà theo di chúc thì vẫn...

Thứ 4 | 07/08/2024 | Lượt xem: 245 | Tác giả: admin

Chẳng những hưởng được tài sản thừa kế của gia đình chồng mà còn hưởng được tài sản riêng, tài sản chung của chồng nữa.

Chẳng những hưởng được tài sản thừa kế của gia đình...

Thứ 2 | 29/07/2024 | Lượt xem: 175 | Tác giả: admin

Cha có quyền yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn khi con bị bệnh tâm thần , đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình .

Cha có quyền yêu cầu tòa án giải quyết...

Thứ 2 | 12/05/2025 | Lượt xem: 76 | Tác giả: admin

Mang trang sức vượt quá 300g hoặc dưới 300g nhưng giá trị trên 300 triệu đồng mà không có giấy tờ thì có thể bị tịch thu hoặc phạt hành chính.

Mang trang sức vượt quá 300g hoặc dưới 300g nhưng giá trị...