top

Trở lại Lê Hồng Phong

Thứ 3, 27-03-2018 | 23:11:27 banbientap

Tôi viết bài này cuối năm 1999, trước khi đi Mỹ. Đây cũng là bài viết đầu tay của tôi.



Tôi trở lại Lê Hồng Phong một chiều thu nhạt nắng.

Từ xa, tôi đã nhìn thấy lại khoảng sân trường quen thuộc của ngày nào. Khi bước đi trên hành lang chính, bất giác tôi nhớ lại bài văn học thuở thiếu thời, tả cảnh Anatole France đi qua vườn Luxemburg và thấy lá thu bay. Có lẽ bầu trời hôm ấy cũng bàng bạc như buổi chiều nay và con đường tác giả đi qua cũng lác đác những chiếc lá thu vàng úa...

Tôi bước vào căn phòng của lớp 12CT ngày xưa. Trên bảng đang dở dang một bài lượng giác. Tôi cúi xuống đất nhặt mấy mảnh giấy viết chuyền với nhau trong giờ học. Chẳng là gì cả, nhưng mà một chút thân thương. Tôi hít căng lồng ngực cái không khí của ngày xưa, lắng nghe trong lòng mình chút lắng đọng của một thời xa vắng. Cái bàn này, cái bảng đen này phải chăng tôi đã cùng biết bao bạn bè ngồi học. Khung cửa sổ có mảnh trời rất xanh này phải chăng tôi đã bao lần ngắm cô bạn nhỏ cùng trường đi lại trong sân.

Tôi đến bên chiếc bàn của mình thuở ấy. Ngày xưa tôi vẫn ngồi ở chỗ này. Trên mặt bàn vẫn còn khắc năm chữ "Lê Hồng Phong nghìn nhớ". Phú ngồi bên trái. Thao và Minh Nhật ngồi ngay sau lưng. Tôi có cảm giác rằng tại nơi đây, tất cả vẫn y nguyên, tại nơi đây, tất cả vẫn trôi chảy với một nhịp sống riêng của nó. Chỉ có điều không có tôi trong đó. Ðiều đó làm tôi cảm thấy một chút xót xa...

Ngày ấy lớp chuyên toán chúng tôi chỉ có hai mươi người, được tuyển chọn kỹ lưỡng qua mấy kỳ sát hạch. Bạn cùng trường nhìn chúng tôi bằng cặp mắt ngưỡng mộ. Còn chúng tôi thì đắm mình trong niềm đam mê trước những con số và những hình vẽ, những đam mê mà ngày nay chúng tôi chẳng tìm lại được bao giờ.

Lớp chúng tôi có hai bạn nữ: Thu An và Phương Hạnh. Ở những lớp khác người ta gọi nhau "thằng Tuấn, con Loan". Lớp 12CT chúng tôi không có vậy. Trước mặt hai chị chúng tôi gọi "chị An", "chị Hạnh", "hai chị". Sau lưng hai chị chúng tôi vẫn gọi "chị An", "chị Hạnh", "hai chị". Tôi nghĩ rằng đó là một trong những nét đẹp của lớp chuyên toán chúng tôi.

Xét theo một nghĩa nào đó, lớp tôi đa tài lắm. Bạn Minh Nhật là chuyên gia về ngoại ngữ. Bạn Quốc Phong là một pianist có hạng. Bạn Nguyên Hải là "cây toán" của lớp, bao giờ cũng đứng trên tôi một bậc trong những kỳ thi Toán. Mười tám cậu công tử của lớp 12CT môi nở như hoa, miệng líu lo như đàn chim sơn ca bàn nhau về Freud, về Thiền, về Marx v .. v .. Hai chị không nói gì, chỉ nhìn chúng tôi, tủm tỉm cười.

Giờ đây tôi vẫn còn nhớ như in hình ảnh mấy cậu học trò nhỏ ngồi trên chiếc băng đá trong sân trường giữa một buổi sáng nắng đẹp bàn với nhau về vĩ nhân và những điều vĩ đại. Cho đến tận bây giờ tôi vẫn chưa hiểu thấu đáo thế nào là vĩ nhân và thế nào là những điều vĩ đại. Song tôi nghĩ rằng nếu chúng ta làm được một cái gì đó để bênh vực cho những con người cùng khổ bị chà đạp thì hành động đó cũng xứng đáng được gọi là vĩ đại.

Tôi ngồi tại chiếc bàn mà 17 năm trước tôi vẫn ngồi, hình dung lại từng khuôn mặt thân thương. Bạn bè tôi giờ mỗi người mỗi ngả. Có người ra nước ngoài. Cũng có người đã về Cõi Vĩnh Hằng. Càng suy nghĩ tôi lại càng thấy người xưa nói đúng:

Trăng tròn rồi lại khuyết

Hoa nở rồi lại tàn

Nhiều năm trong cuộc đời đã trôi qua. Tôi không còn được hưởng niềm vui đó nữa: niềm vui cùng bảng đen phấn trắng, niềm vui của cậu học trò nhỏ gò lưng trên chiếc xe đạp đến trường trong những tia nắng ban mai đầu ngày, niềm vui cùng đám bạn kháo nhau xem hôm nay Bích Liên mặc áo màu gì... Nào đâu rồi những người bạn của ngày xưa! Nào đâu rồi những lúc khi chén rượu, khi cuộc cờ, gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo...

Tôi sẵn sàng đổi nhiều thứ trên cuộc đời để được sống lại một giờ học của ngày xưa, một giờ toán của thầy Dự, thầy Huyên, một giờ sử của thầy Chương, hay một giờ văn của thầy Gia. Tôi nhớ hoài cái cách thầy Gia vuốt ngược mái tóc, hào sảng ngâm hai câu tả Từ Hải:

Chọc trời quấy nước mặc dầu

Dọc ngang nào biết trên đầu có ai?

Dạo ấy, tài liệu chuyên toán rất hiếm. Thầy Huyên tự học tiếng Nga rồi dịch bài từ tạp chí Kvant cho chúng tôi làm. Mấy hôm trước, soạn tủ sách, lần giở những trang vở học với thầy Huyên, tôi lại cảm thấy nao nao trong lòng. Những giờ học với thầy Chương bao giờ cũng tuyệt vời. Chúng tôi có thể hỏi thầy Chương những vấn đề mà vào thời bấy giờ được xem là cấm kỵ. Thầy Chương nay đã sang Mỹ. Thầy Dự, chủ nhiệm năm 12, nay không còn nữa. Tôi bước đi trên hành lang của khối lớp 12; lòng ngân vang mấy câu thơ của Vũ Ðình Liên:

Năm nay đào lại nở

Không thấy ông đồ xưa

Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ

Tôi bước đi chậm rãi trong sân trường. Lòng nhớ lại những người đẹp của Lê Hồng Phong thuở ấy. Bích Liên có nét đẹp hơi u buồn. Lâm Tuyền đơn sơ và tươi tắn như một bông hoa đồng nội. Thi Thị Thu rạng rỡ như hoa hướng dương buổi sáng. Hồng Phương có cái đẹp của một loài lan quí trên núi cao. Diệu Hồng nhuần nhị đằm thắm như một đóa tường vi đang hàm tiếu. Tôi nhớ hoài đôi mắt rất lạ của Hồng Phương. Nếu ta muốn tìm một từ gì đó để diễn tả đôi mắt ấy thì có lẽ từ đó nằm giữa hai chữ mông lung và thoát tục. Năm ấy, tôi học lớp 12 chuyên Toán. Hồng Phương và Diệu Hồng - 11 chuyên toán. Tôi để ý đến Diệu Hồng khi nàng học bồi dưỡng Toán chung với lớp chúng tôi. Lòng tôi thầm phục nàng lắm. Mặc dầu vậy, trước mặt nàng bao giờ tôi cũng làm ra vẻ thờ ơ và lãnh đạm. Mỗi khi gặp nàng tôi chỉ khẽ chào. Nhưng thật ra không có một cử chỉ nào của nàng mà tôi bỏ sót. Vào giờ ra chơi, đợi lúc vắng người, tôi đến bên bàn của nàng, xem thử chữ viết của nàng có đẹp hay không…

Tôi bước lần ra lối canteen. Tại nơi này, nơi ngày xưa có một vòi nước, Bích Liên vẫn thường ra đây rửa tay mỗi giờ ra chơi. Tại nơi này, có lẽ tôi đã dẫm lên những dấu chân xưa của Lâm Tuyền. Ngày ấy nàng đẹp như trăng mười sáu. Tôi nhớ hoài dáng đi chậm rãi của nàng với một dáng vẻ thanh tú mảnh mai. Bao năm rồi không gặp, tôi vẫn nhớ đến Tuyền, nhớ những phút êm đềm, nhìn Tuyền trong lặng lẽ. Tôi đến bên cửa lớp 10P4 của Tuyền ngày xưa. Tôi ngước nhìn lên mái ngói rêu phong. Cố nhân chừ ở phương nào. Quang âm chừ xa vời vợi. Bất giác trong lòng tôi dâng lên một bài dân ca Mỹ:

Những bông hoa bay về đâu?

Ôi những bông hoa bay về đâu?

Tôi bước lần ra phía cổng trường. Ngày xưa, khi bước đi trên con đường này, chúng tôi mơ ước sẽ trở thành những vì sao thắp sáng thiên hà. Mười bảy năm đã trôi qua. Tôi chỉ trở thành một giáo viên dạy tin học. Và khi tôi bước đi trên con đường của ngày xưa tôi chợt cảm thấy có đôi giọt nước mắt lăn tròn trên đôi má của tôi. Tôi bước ra khỏi cổng trường. Từng đoàn xe xuôi ngược nối đuôi nhau về vô tận. 
Tất cả đều trôi qua. Tất cả đều mất đi. Chỉ có kỷ niệm là còn.

Maryland USA 2018
Duy LInh

BÌNH LUẬN & CHIA SẺ

Đang tải bình luận,....

Đọc thêm

Thứ 7 | 03/08/2019 | Lượt xem: 992 | Tác giả: admin

“Việc tổ chức thi hành án của Chấp hành viên Nguyễn Việt Hùng là đúng quy định pháp luật, trong quá trình giải quyết mặc dù vẫn còn một số thiếu sót về thủ tục, về cách giải quyết, ứng xử với đương sự...”

“Việc tổ chức thi hành án của Chấp...

Thứ 4 | 06/11/2019 | Lượt xem: 1253 | Tác giả: admin

Với những phân tích thấu tình đạt lý, đưa ra những lý lẽ công minh, HĐXX hy vọng hai bên gia đình hiểu và chấp thuận theo Quyết định của UBND huyện Cần Đước đã ban hành trước đây, dừng lại những tranh chấp không đáng có, giữ gìn tình nghĩa họ hàng thân thuộc.

Với những phân tích thấu tình đạt...

Thứ 2 | 12/11/2018 | Lượt xem: 1266 | Tác giả: admin

Vào đầu năm 1995, khi đó tôi đang viết bài cho tờ Tin Gò Vấp, tôi nhận được thông tin báo Người Lao Động (NLĐ) tuyển phóng viên, cộng tác viên, thật sự vui mừng vì đây là cơ hội may mắn cho tôi. Muốn lắm nhưng không biết mình có được tuyển vào hay không. Băn khoăn mãi, cuối cùng tôi quyết định đến báo NLĐ để gặp anh Lê Long - Thư kí tòa soạn. 

Vào đầu năm 1995, khi đó tôi đang...

Thứ 7 | 07/04/2018 | Lượt xem: 1539 | Tác giả: banbientap

Chợt nhìn lại vào chiều cuối thu

Chợt nhìn lại vào chiều cuối thu

Thứ 6 | 01/11/2019 | Lượt xem: 876 | Tác giả: admin

Cùng một phần đất nhưng UBND huyện Thủ Thừa ban hành hai Quyết định giao đất trong cùng một thời điểm cho hai đối tượng khác nhau và cho rằng giao đất cho người trực tiếp canh tác trên đất là đúng nhưng chưa ban hành Quyết định thu hồi là chưa đúng.

Cùng một phần đất nhưng UBND huyện Thủ Thừa ban...

Thứ 4 | 22/04/2020 | Lượt xem: 2601 | Tác giả: admin

Thông điệp sẻ chia lúc khó khăn, đang được lan tỏa mạnh mẽ để ‘không một ai bị bỏ lại phía sau’. Với tinh thần ‘tương thân tương ái’, đồng lòng đồng sức cùng nhau chống lại dịch bệnh Covid-19 của người dân Sài Gòn đang được dấy lên mạnh mẽ qua những điểm phát lương thực, thực phẩm… 

Thông điệp sẻ chia lúc khó khăn,...

Thứ 2 | 09/12/2019 | Lượt xem: 855 | Tác giả: Banbientap3

Căn cứ để gia đình ông Huỳnh Tấn Hòa khiếu nại đòi đất có dấu hiệu giả mạo, nhiều tình tiết bất ngờ đã được hé lộ, sự việc cần có sự vào cuộc điều tra của cơ quan công an.

Căn cứ để gia đình ông Huỳnh Tấn Hòa khiếu nại...

Thứ 2 | 16/12/2019 | Lượt xem: 2675 | Tác giả: admin

Liên quan đến việc ông Nguyễn Xuân Thủy bị khiếu nại, khiếu kiện đòi đất, Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình đã có ý kiến chỉ đạo giao Thanh tra Chính phủ, Bộ TNMT kiểm tra, xác minh. Ông Thủy đã có đơn kiến nghị và kêu cứu gửi Chánh án TANDTC xem xét giám đốc thẩm và tạm dừng thi hành án.

Liên quan đến việc ông Nguyễn Xuân Thủy bị khiếu nại,...

Chủ nhật | 08/12/2019 | Lượt xem: 2282 | Tác giả: admin

Sau khi xuất ngũ, năm 1985, ông Nguyễn Xuân Thủy làm đơn xin và được chính quyền huyện Thạnh Hưng giải quyết cấp đất, nhà ở. Trải qua nhiều năm sinh sống ổn định, gia đình ông Thủy bị một số cá nhân khiếu nại, khiếu kiện đòi đất khiến cuộc sống rơi vào tình cảnh “dở khóc dở cười”.

Sau khi xuất ngũ, năm 1985, ông Nguyễn Xuân Thủy làm đơn...

Thứ 2 | 16/09/2024 | Lượt xem: 129 | Tác giả: admin

Gần 30 năm mòn mỏi “gõ cửa” các cơ quan công quyền , hộ gia đình ông Huỳnh Minh Hùng đã tìm được công lý khi TAND tỉnh Bạc Liêu đã ban hành bản án “ thấu tình đạt lý”.

Gần 30 năm mòn mỏi “gõ cửa” các cơ...