Với những thể loại như truyện ngắn trữ tình, truyện ngắn hài hước, tiểu thuyết, kịch bản sân khấu, tản văn… đã được chị sử dụng có nghề và tạo nên dấu ấn đáng kể. Qua đó, có thể thấy ở chị sức lao động bền bỉ, sống vì nghề và thật sự yêu nghề vốn nhiều nhọc nhằn.
Lần ấn bản sách này của chị là tập tản văn tạp bút "Tiếng gọi bến bờ", tập truyện hài hước "Anh nhớ em muốn chết" và tập truyện ngắn "Đường đến cây cô đơn", đều do NXB Tổng hợp TP HCM ấn hành. Riêng về tập "Đường đến cây cô đơn", chị cho biết đã viết trong nhiều năm liền: "Có những truyện tôi đã phải "thai nghén" trong vật vã, như truyện "Khoảnh khắc Trăm năm cô đơn", tôi manh nha ý tưởng ngay khi nghe tin văn hào Gabriel Garcia Marquez qua đời nhưng phải mất một thời gian dài tôi mới hoàn tất được nó".
Nhà văn Bích Ngân
Đọc truyện ngắn của chị, ta hoàn toàn đồng tình với nhận xét của dịch giả, nhà phê bình văn học Huỳnh Phan Anh: "Ngòi bút Bích Ngân không dừng lại ở bề mặt cuộc sống bình lặng thản nhiên có thể xuôi chèo mát mái, mà luôn thăm dò, tra hỏi, lắng nghe cái phần u ẩn, uẩn khúc của con người qua những kinh nghiệm mất mát, hụt hẫng, đã thành tâm sự đau nhói tận cùng bản thể, cái chết của tâm hồn, con sâu trong lòng trái ngọt. Nó tìm tới và luôn trở về với cái bất toàn của con người".
Với những thể loại như truyện ngắn trữ tình, truyện ngắn hài hước, tiểu thuyết, kịch bản sân khấu, tản văn… đã được chị sử dụng có nghề và tạo nên dấu ấn đáng kể. Qua đó, có thể thấy ở chị sức lao động bền bỉ, sống vì nghề và thật sự yêu nghề vốn nhiều nhọc nhằn. |
Ở "Tiếng gọi bến bờ" là một gam màu khác khi chị cảm nhận về thế giới xung quanh với tất cả sự tinh tế, bên cạnh đó còn là những chân dung văn học qua cái nhìn của chị về nhà văn Trang Thế Hy, Lê Văn Thảo, nhà thơ Lê Giang, họa sĩ Chóe… Chính cái tình sâu đậm đã khiến ta rưng rưng trong nhiều trang văn qua các câu chuyện kể chân thành.
"Đường đến cây cô đơn", một trong những tập truyện ngắn của Bích Ngân
Riêng về tập truyện hài hước "Anh nhớ em muốn chết", có thể ghi nhận đây là cây bút nữ viết trào phúng hiếm hoi hiện nay. Khi viết thể loại này, chị tâm tình: "Sự hài hước khởi sinh từ cuộc sống mà con người ta không thể làm chủ được nó, thường khi để cho nó dắt đi. Cuộc sống lại quá phong phú, quá nhiều chuyện cười đùa, qua nhiều chuyện đáng cười nhưng trong văn chương dường như quá nghiêm trang, thậm chí nghiêm trọng trước cả những chuyện chỉ có tiếng cười, sự cười mới thấy rõ bản chất của những điều đáng cười, đáng phê phán". Thế là chị viết và đã viết thành công.
"Tiếng gọi bến bờ", tập tản văn và tạp bút của Bích Ngân
Với 3 tác phẩm lần này, nếu muốn rõ hơn, sâu hơn tất phải tìm đọc. Nhưng trước hết, một lần nữa cần phải ghi nhận sức sáng tạo thăng hoa của nhà văn Bích Ngân.
Anh Lưu (NLD)
Link gốc tại đây