top

Nhớ anh Lê Long – Một người thầy cao cả

Thứ 2 | 12/11/2018 admin
plnn.vn:

Vào đầu năm 1995, khi đó tôi đang viết bài cho tờ Tin Gò Vấp, tôi nhận được thông tin báo Người Lao Động (NLĐ) tuyển phóng viên, cộng tác viên, thật sự vui mừng vì đây là cơ hội may mắn cho tôi. Muốn lắm nhưng không biết mình có được tuyển vào hay không. Băn khoăn mãi, cuối cùng tôi quyết định đến báo NLĐ để gặp anh Lê Long - Thư kí tòa soạn. 

Những ngày đầu làm báo

Nghe tôi trình bày, anh ân cần hỏi địa chỉ đang làm việc ở đâu và hẹn tôi sáng mai tới. Đúng 8 giờ sáng hôm sau tôi có mặt. Anh vui vẻ hỏi chuyện gia đình, chuyện học hành của tôi, sau đó anh giao cho tôi phụ trách trang địa phương ở quận Gò Vấp.


Nhà báo "Lê Sư phụ"

Tuy tôi có nghe về anh rất nhiều nhưng chưa hề một lần gặp mặt, bây giờ gặp rồi tôi mới biết anh là Lê Thanh Tâm, mọi người thường gọi anh là “Lê Long”. Sau này gặp gỡ anh hằng ngày, càng tiếp xúc tôi càng kính trọng anh hơn. Tôi cảm nhận ở anh một người quản lí, một người thầy rất mực hiền từ, nhân hậu và dễ gần gũi. Anh luôn đem lòng yêu thương, cảm thông và chia sẻ với những phóng viên chập chững bước vào nghề. Trong thời gian tôi ở báo NLĐ, anh luôn dạy dỗ và hướng nghiệp cho chúng tôi, động viên phải cố gắng thực hiên tốt tư cách của một phóng viên để trở thành người có ích cho xã hội.

Cho đến sau này, khi tôi chuyển qua những báo khác, nhiều lúc tôi gặp phải khó khăn trong tác nghiệp tìm đến anh, anh vẫn là một người thầy sẵn sàng giúp tôi vượt qua. Không chỉ đối với riêng tôi mà với tất cả những anh em bạn bè đồng nghiệp anh cũng sẵn lòng giúp đỡ. Nhưng giờ đây anh không còn nữa, anh đã ra đi để lại thương tiếc cho người thân, đồng nghiệp, học trò mà anh đã từng dìu dắt.

Nhớ lại, khi anh giao cho tôi phụ trách trang địa phương quận Gò Vấp ở báo NLĐ, lúc đó tình hình ô nhiễm môi trường rất nhiều vì ở đây có nhiều công ty, xí nghiệp, cơ sở sản xuất giấy, dệt, nhuộm… Thật khó khăn cho tôi vì mới vào nghề lại đi tác nghiệp một mình. Khi viết bài xong khó khăn nhất là phần đặt Tít, tôi hỏi anh, anh nói đặt sao cho hay để bạn đọc dễ hiểu. Rồi anh chỉ cho tôi hàng loạt cách đặt Tít. 

Không riêng gì tôi mà anh cũng đặt Tít bài cho những đồng nghiệp khác. Từ đó chúng tôi thường gọi anh là “Chuyên gia đặt Tít”. Do hiểu tâm lí của những phóng viên mới ra lò như tôi nên anh thường xuyên gần gũi, động viên nhắc nhở. Làm báo có tài mà không có tâm cũng không được. Có tâm mà thiếu tài cũng không xong. Viết báo cần nhất là phát hiện được và xử lí tốt thông tin. Nếu người không có năng khiếu mà chịu học chịu rèn luyện rồi cũng viết được. Tuy nhiên, nghề báo mà không có tâm thì nguy hại trăm bề, chí ít là ở chỗ “bút xa… thiên hạ chết” là nén bạc có thể đâm toạc tờ giấy…

Gian nan nghề báo

Cuối năm 1995, anh rời cư xá Hồ Biểu Chánh, quận Phú Nhuận về ở phường 15 quận Gò Vấp, tôi lại gặp may lần nữa vì chỗ anh ở gần nhà tôi. Những lúc viết bài gặp khó khăn cũng như việc tác nghiệp tôi lại được anh chỉ bảo rất tỉ mĩ, từ đó tôi càng thuận lợi phát triển nghề nghiệp hơn. Có nhiều lần các quận, huyện hoặc công ty tổ chức sự kiện, họp báo, anh đều cho tôi đi để vừa học hỏi vừa tác nghiệp ảnh.

Cuối năm 1995, miền Tây đang mùa lũ lụt, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Vĩnh Long tổ chức Hội nghị, anh rủ tôi cùng đi vừa dự hội nghị vừa kết hợp viết về bão lũ của bà con miền Tây. Đây là một chuyến đi bão táp, hai anh em rong ruổi trên chiếc cánh én 90 phân khối. Trời mưa tầm tã đến Cai Lậy nước ngập hơn nữa bánh xe, chúng tôi lại tắp vào quán nước bên đường, chờ cho nước rút bớt mới đi tiếp. Cứ như vậy cho đến gần 10 giờ đêm chúng tôi mới đến Hội Văn Học Nghệ thuật Vĩnh Long. Cả hai anh em quần áo đều ướt hết. 

Tuy chuyến đi có nhiều khó khăn, vất vả vì mưa bão nhưng anh vẫn vui cười, không hề nản chí. Anh nói “Đời của người làm báo là vậy đó”. Mưa nắng không ngại, có xông pha thì mới có những bài viết hay để kịp thời thông tin cho bạn đọc. Làm báo thời bình quá đơn giản không như thời chiến. Thời chiến bom nổ trên đầu vẫn phải tác nghiệp. Nghe những lời anh nói và được những đồng nghiệp đi trước cho biết. Trong kháng chiến anh là một chiến sỹ kiên cường, một nhà báo đa năng, gan dạ, sẵn sàng hi sinh vì đồng đội thì những cái mưa nắng của thời bình có là gì đâu. Sau chuyến đi này tôi càng khâm phục anh hơn với dáng người ca ráo, mảnh khảnh, vậy mà trông anh vẫn mạnh mẽ, cứng rắn lắm.

Ở Gò Vấp được mấy năm anh lại dời “đô” đến xã Phạm Văn Hai huyện Bình Chánh với sự trợ giúp dọn đồ của tôi. Đây là lần chuyển nhà thứ 2, đồ dùng của anh chẳng có gì nhiều ngoài hai chiếc va-li và chiếc xe 81 cà tàng, thêm một thùng đạn bằng sắt. Theo lời anh nói ở trong thùng đạn này có những món đồ rất quý mà anh trân trọng, gìn giữ mấy chục năm. Đến ngôi nhà thân thương của anh, nói cho đúng hơn là cái “chòi”, chung quanh là vách lá nhưng được cái là thoáng mát, không ô nhiễm môi trường như trong thành phố. 

Nghỉ khoảng nửa tiếng, anh mở hai chiếc va-li ra, sắp xếp từng chỗ trong nhà. Khi đến cái thùng đạn đựng đồ, anh mang ra nâng niu và nói. “Đây là Huân chương Kháng chiến, Huân chương Chiến sĩ quyết thắng, Huân chương vì Sự nghiệp Bảo vệ Tổ Quốc, Huân chương vì Sự nghiệp Báo chí…”. 

Suốt mấy chục năm chiến tranh, lúc còn ở trong chiến khu Đài Phát thanh Giải phóng đến khi hòa bình anh vẫn làm báo. Những cơ quan báo chí anh đã từng làm công tác quản lí như báo Người Lao Động, Tạp chí Công thương, Thời báo Ngân hàng, Bản tin Luật sư… Ở bất cứ cương vị nào, anh luôn được lãnh đạo và anh chị em phóng viên yêu mến, tôn kính. Tôn kính anh không chỉ anh là một người thầy, một người quản lí giỏi nghề, mà tôn kính vì cái tính phóng khoáng nghĩa khí của anh, anh luôn hi sinh bản thân để giúp đỡ người khác.

Anh thường nhắc nhở chúng tôi và nhấn mạnh “nghề báo đưa ta đến bất cứ nơi đâu, nghề báo đem lại cho ta những chuyến đi có nhiều vui buồn, thành công cũng như chưa thành công và nghề báo cũng mang đến cho ta nhiều bạn bè tình cảm sâu sắc, nhiều niềm vui”. Khi dời “đô” về Bình Chánh, tôi và anh ít gặp nhau. 

Dặm dài những nẻo đường phóng sự

Đến tháng 6 năm 2001, anh nhắn tin cho tôi cùng anh đi huyện Thống Nhất tỉnh Đồng Nai viết chuyên đề cho tạp chí Tri Thức và Công nghệ. Lúc này anh Vũ Viết Bình là Trưởng Đại diện Tạp chí cùng đi với chúng tôi. Sau vài giờ chuẩn bị, cả hai anh em lại lên đường. Ban ngày, anh phân công mỗi người đi hai đơn vị, trong thời gian năm ngày phải xong để nộp cho tòa soạn. Chiều về sau khi cơm nước xong, hai anh em mỗi người một góc phản viết bài. 

Thời điểm này ở vùng nông thôn chưa có điện ánh sáng vào trong “rẫy”. Ở đây chỉ xài bình ác-quy, đèn dầu hoặc đèn cầy, đang say sưa viết thì bình ác-quy tắt, muỗi cắn, chúng tôi lại đốt đèn dầu, đốt nhan muỗi để viết tiếp. Rồi thời gian năm ngày đã đến, hai anh em phấn khởi vì công việc hoàn thành đúng thời hạn chứa đầy những kỷ niệm xa xưa.

Khi về đến thành phố, tôi và anh lại chia tay. Thời gian cứ dần trôi đến khoảng tháng 12 năm 2001, anh lại nhắn tin rủ tôi đi Kon Tum. Tôi rất sợ đi xa nhưng cuối cùng cũng đồng ý. Anh tỏ vẻ vui và nói: “Tao tưởng mày bỏ tao một mình chứ!”. Thấy anh vui tôi cũng vui lây và nói “làm sao bỏ đại ca được”. 

Đúng như lời anh nói, làm báo phải kiên trì và xông xáo. Thời gian hai tuần ở Kon Tum, sáng đến các cơ quan, chiều đi thực tế vào các buôn làng thăm hỏi cuộc sống của bà con dân tộc. Khi đêm về hai anh em lại viết bài. Ở đây đêm về rất lạnh, cái lạnh của vùng cao nguyên sương gió nhưng cả hai đều phải gồng mình cho xong việc. Hình như anh không lạnh, có lẽ vì lúc nào cũng có một bình rượu nhỏ bằng inox nhét trong túi áo, thi thoảng anh lấy ra nhấp một ngụm rồi lại cắm cúi viết và rồi công việc cũng xong như dự định.

Cũng như lần trước, về thành phố ai về nhà nấy. Bẵng đi thời gian hai năm, lúc này anh đã có điện thoại di động, anh điện cho tôi và nói hiện đang biên tập cho Bản tin Luật sư trực thuộc đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh. Anh gợi ý “Mày về đây tao giao cho mảng phóng sự viết về các làng nghề truyền thống”. Đương nhiên tôi đồng ý liền để được đồng hành cùng anh.

Vào buổi chiều cuối tháng 8 năm 2007, chúng tôi xuống thăm anh ở Bình Chánh. Anh em tay bắt mặt mừng, dạo này anh ốm và xanh xao quá nhưng nụ cười luôn rạng rỡ. Tôi nói: “Đại ca còn nhậu được không?”. Vừa cười anh nói: “Chơi thì chơi”. Lúc đó có mấy đồng nghiệp của tôi và cũng là học trò của anh, chúng tôi bày ra nhâm nhi… Rượu vào vài ly anh lại ho và khó thở, chúng tôi đỡ anh ngồi dậy khuyên anh nên đi đi bệnh viện.

Càng lúc thấy anh càng mệt hơn, chúng tôi quyết định đưa anh đến Bệnh viện Thống Nhất. Tôi ra về vì nhà có đám giỗ, sáng hôm sau tôi lên bệnh viện thăm anh thì được tin anh đã mất. Tôi không cầm được nước mắt vì từ nay tôi không còn rong ruổi, tác nghiệp cùng anh nữa. Không còn chia sẽ những lúc vui buồn của người làm báo, không còn được anh chỉ dạy khi gặp phải một đề tài khó. Và không còn cơ hội để ngồi nhâm nhi “xị xô” với những bịch đậu phộng luộc, với những miếng đậu hũ trắng ở Mạc Thị Bưởi.

Nhà báo Nguyễn Tường Lộc (Tám Trạng) ngậm ngùi kể: “Tôi quen Anh Ba Lê Long khi anh còn đương chức trưởng phòng văn hoá văn nghệ đài phát thanh TP.HCM vào những ngày mới giải phóng. Một dịp tôi vào thăm người bạn đang công tác tại đây, tôi gặp anh Ba và kết thân từ dạo đó. Mới gặp nhau mà ngỡ như thân tình, anh mời tôi đi nhậu rượu cây Lý, từ trưa cho đến chiều tối, rượu vào mềm môi mà vẫn chưa say. Anh luôn cười thân tình. Thời gian sau tôi bất chợt hay tin anh xin nghỉ việc. Anh nói, coi bộ tao làm văn nghệ không hợp, về Vĩnh Long làm báo hợp hơn, mà cũng hợp với…hoàn cảnh”.

“Anh Ba về Vĩnh Long làm báo chừng 2 năm thì trở lại Sài Gòn, cũng vì chuyện tình lãng mạn đậm chất phiêu linh. Về Sài Gòn, anh phụ bà xã bán cà phê trước trường nghệ thuật sân khấu đường Cống Quỳnh. Vô tình anh gặp lại người bạn chiến đấu trong chiến khu năm xưa. Anh Phan Hồng Chiến, lúc đó là Tổng biên tập báo Người Lao Động, mời anh về cộng tác. Từ đây, cuộc đời anh Ba Lê Long sang bước ngoặt mới vì anh là một nhà báo có tài nên có nhiều bạn bè, đồng nghiệp, học trò mến mộ, mê làm báo. Cứ sáng trưa chiều tối, anh em chúng tôi gồm có: Từ Nguyên Thạch, Bùi Trung Trực, Nguyễn Ngọc Thạo, Duy Xuyên, Mộc Hoa, Phạm Hồng Vân, Hoàng Linh, Trần Quỳnh, Võ Kim Dũng, Bình Quận 8… tụ tập gần bên công Báo Người Lao Động đường Võ Văn Tần uống bia quán cóc bên đường. Nói bia cho sang vậy thôi, toàn bia lên cơn, hôm này sang lắm thì chơi bia Chương Dương. Trong lúc nhậu, anh Ba Lê Long hay ra đề tài cho mấy đàn em viết bài. Anh chỉ thằng này có khiếu viết phóng sự, thằng nọ viết tin, đứa kia viết tường thuật…Vô hình chung anh Ba Lê Long đã lên lớp tại bàn nhậu, dạy về báo chí một cách thực tế, không bài bản giáo khoa mà lại hiệu quả vô cùng, góp phần đào tạo nhiều nhà báo, tên tuổi một thời. Anh tận tình biên tập từng bài viết của đàn em còn non tay thành những bài báo đăng được. Hiện nay, những đàn em của anh đã thực sự trở thành những nhà báo khẳng định tên tuổi của mình trong làng báo như: Từ Nguyên Thạch, Bùi Trung Trực, Phạm Hồng Vân, Võ Kim Dũng, Trần Quỳnh, Hoàng Linh, Duy Xuyên… Chúng tôi thường gọi anh là sư phụ, là đại ca, là anh Ba Lê Long. Gọi sao cũng được, gọi sao cũng đúng hết”.

Đến nay, anh ra đi đã hơn chín năm nhưng bạn bè, đồng nghiệp và những học trò của anh luôn hướng về anh. Một người thầy đã cống hiến tuổi thanh xuân cho sự nghiệp giải phóng dân tộc vì sự nghiệp báo chí - một người thầy đã dạy dỗ đào tạo những nhà báo tương lai phục vụ xã hội. Tôi rất tự hào là học trò của Lê Long, “Lê Sư phụ”.

Trung Trực - Xuân Bình

BÌNH LUẬN & CHIA SẺ

Đang tải bình luận,....

Đọc thêm

Thứ 5 | 26/09/2019 | Lượt xem: 698 | Tác giả: admin

“Lúc trước huyện cho mẹ tôi đứng tên chủ quyền, sau đó bị ông Kiệt kiện nên huỷ. Nay chính quyền công nhận lối chung theo Quyết định 333 cũng được, dù gì cũng bà con, chúng tôi cũng đồng ý để giữ tình hoà khí”.

“Lúc trước huyện cho mẹ tôi đứng...

Thứ 6 | 21/06/2019 | Lượt xem: 1299 | Tác giả: admin

Công lao quan trọng của cụ Phan Đăng Lưu và các đồng chí, đồng nghiệp của ông thời bấy giờ là vận động thành lập Mặt trận Dân chủ, nội dung chính là đấu tranh đòi hỏi tự do báo chí, thành lập nghiệp đoàn báo giới.

Công lao quan trọng của cụ Phan Đăng Lưu và các đồng...

Thứ 6 | 01/11/2019 | Lượt xem: 755 | Tác giả: admin

Cùng một phần đất nhưng UBND huyện Thủ Thừa ban hành hai Quyết định giao đất trong cùng một thời điểm cho hai đối tượng khác nhau và cho rằng giao đất cho người trực tiếp canh tác trên đất là đúng nhưng chưa ban hành Quyết định thu hồi là chưa đúng.

Cùng một phần đất nhưng UBND huyện Thủ Thừa ban...

Thứ 4 | 09/10/2019 | Lượt xem: 2389 | Tác giả: admin

Nhận đất hoang hoá của anh ruột từ những năm 1988, vợ chồng bà Phan Thị Đặng cùng nhau khai khẩn vỡ đất để canh tác. Đến năm 2000 nhà nước mở đường làm lộ nên đất có giá thì bị anh ruột kiện ra toà, bao công sức có nguy cơ biến mất.

Nhận đất hoang hoá của anh ruột từ những năm 1988, vợ chồng...

Thứ 3 | 11/02/2020 | Lượt xem: 1494 | Tác giả: admin

  Ngày 11-2, Thượng tá Phạm Long Bào, Đồn trưởng Đồn Biên phòng (BP) Long Hòa (TP Hồ Chí Minh) cho biết, đơn vị đang tạm giữ 2 phương tiện khai thác cát trái phép tại khu vực biển Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh.

  Ngày 11-2, Thượng tá Phạm Long Bào, Đồn trưởng...

Thứ 2 | 16/12/2019 | Lượt xem: 1712 | Tác giả: admin

Liên quan đến việc ông Nguyễn Xuân Thủy bị khiếu nại, khiếu kiện đòi đất, Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình đã có ý kiến chỉ đạo giao Thanh tra Chính phủ, Bộ TNMT kiểm tra, xác minh. Ông Thủy đã có đơn kiến nghị và kêu cứu gửi Chánh án TANDTC xem xét giám đốc thẩm và tạm dừng thi hành án.

Liên quan đến việc ông Nguyễn Xuân Thủy bị khiếu nại,...

Thứ 7 | 07/04/2018 | Lượt xem: 1442 | Tác giả: banbientap

Chợt nhìn lại vào chiều cuối thu

Chợt nhìn lại vào chiều cuối thu

Thứ 3 | 10/12/2019 | Lượt xem: 1435 | Tác giả: admin

Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã yêu cầu Thanh tra Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường xác minh, làm rõ các nội dung tố cáo của ông Nguyễn Xuân Thủy và ông Huỳnh Thanh Bình liên quan đến vi phạm pháp luật đất đai.

Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa...